Ảo và thực
Ảo và thực người ta khó có thể phân biệt nếu chúng ta đang ảo. Hiện nay có rất nhiều người đang sống ảo. Ảo từ các trò chơi rồi ảo cả trong cuộc sống thực. Ảo do vô tình ta tạo nên nhưng cũng có khi ta cố ý để bị ảo.
Ngày nay, nhiều người nghiện game, quá say các trò chơi trên mạng, sống cuộc sống trên mạng để trốn tránh hiện thực hoặc cũng có thể họ cảm thấy thoải mái, dễ dàng chia sẻ hơn khi nói chuyện với những ngươi không quen biết,họ áp đặt suy nghĩ và hành động vào các nhân vật ảo,bạn bè ảo, người yêu ảo,… tất cả đều dẫn đến việc sống ảo. Đó là sự lầm tưởng trong chính bản thân của những người sống ảo. Họ không hiểu bản thân mình cũng như không hiểu rõ bản chất của mọi vấn đề họ gặp phải nên dễ gây ra hiện tượng sống ảo với chính bản thân mình. ảo từ trong game dẫn đến ảo trong cuộc sồng thực. Những người cứng nhắc, quá coi trọng cái tôi, luôn cho mình đúng rất dễ bị ảo, học có người sáng tạo tưởng tượng quá nhiều cũng hay mắc phải ảo. khiến cho kết quả công việc không được tốt.
Nguyên nhân của sống ảo
Nguyên nhân của việc sống ảo là do thiếu vốn sống, sự hiểu biết còn quá nông cạn, sự bảo thủ, có tâm lí đám đông. Họ tin rằng đi theo đám đông thì luôn đúng và có đúng người ta mới tin tưởng nhiều như thế. Đó là ý nghĩ sai lầm khiến họ bị ảo. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của tâm lý ngưỡng vọng(tự ti về bản thân, luôn nghĩ mình kém cỏi nên chỉ biết làm theo người khacx nói,không dám đưa ra chính kiến). Sở dĩ nói như vậy vì tâm lý của con người rất dễ bị tác động rồi dần trở thành thói quen rất khó sửa và rồi trỏ nên sống ảo. Vì hế việc ảo tưởng,sống không thật ngày càng trở nên phổ biến,nhất là đối với thế hệ trẻ. Vì tuổi trẻ bồng bột dễ bị kích động,ảnh hưởn tâm lý, dễ bị cuốn theo những cái phù phiếm không có thực. Ví dụ hiện tượng fan cuồng của giới trẻ hiện nay là một điển hình của ảo. giới trẻ không phân biệt được giữa đúng và sai, hâm mộ một cách thái quá. Nếu chỉ là lấy thần tượng là tấm gương để ta cố gắng phấn đấu thì đó là tốt. Nhưng rất nhiều người “yêu” thần tượng tới mức mất ăn mất ngủ vì nhớ thần tượng, cãi nhau với bố mẹ để được đi xem thần tượng biểu diễn, cũng có khi tương tư khi thần tượng có người yêu và cho rằng họ phản bội mình,… họ đặt niềm tin quá nhiều vào thần tượng, bị lệ thuộc vào thần tượng,… Đó là ảo, họ chỉ sống với những suy nghĩ mà chính họ tạo ra, cuốn mình vào đó và không tìm ra lối thoát.
Ảo trong cuộc sống là khi ta không phân biệt được đúng và sai, yêu và thích, lầm tưởng giữa chúng khiến có những hành động sai lệch. Yêu và thích không giống nhau, từ cấu trúc ngữ pháp cho tới nghĩa của từ. nhưng đôi khi chúng ta vẫn nhầm lẫn giữa chúng. Ví dụ: khi ta cảm thấy mến một người khác giới khi mới gặp mặt, hoặc có những rung động nhất thời thì đó chỉ có thể gọi là thích. Yêu là cảm xúc mãnh liệt hơn thích, sâu đậm hơn thích. Nó không được học định nghĩa để phân biệt nhưng ta có thể hình dung đó làthứ tình cảm đẹp, đó là khi ta biết nhớ, biết thương, biết quan tâm, biết giận hờn, biết hi sinh, biết tha thứ,… có khi ta được quan tâm, chia sẻ,… ta thường cho rằng mình đang được yêu, nhưng không, đó chỉ là tình cảm bạn bè bình thường và hơn nữa chỉ có thể la thích.
Đúng- sai, sự thật - ảo
Đúng và sai cũng vậy, khó có thể phân biệt được nếu ta nhìn vấn đề một cách phiến diện. giống câu truyện thầy bói xem voi, những ông thầy bói chỉ sờ một bộ phận mà đưa ra kết luận về hình dáng con voi. Nếu nói về miêu tả các bộ phận thì các ông hoàn toàn đúng, nhưng để khẳng định đó là con voi thì lại là sai. Vì thế đừng áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác vì người ta không phải là mình và suy nghĩ của mình chưa chắc đã đúng. Nói như vậy thì đúng sai dâu có quan trọng nữa vậy thì sự thật ở đâu khi không có đúng sai?
Hẳn chúng ta đều nghĩ những điều tai nghe, mắt thấy thì luôn đúng và mặc định đó là sự thật. Nhưng thực tế, thì không hoàn toàn như vậy. Trong một số trường hợp thì ẩn đằng sau những thứ ta cho là sự thật thì luôn tồn tại một sự thật khác song song tồn tại. Đằng sau tấm bằng đẹp chưa chắc đã là một người thực sự làm được việc. Đừng vội kết luận cái gì khi ta không tìm hiểu kĩ nó và xem xét ở nhiều góc độ. Đôi khi những thứ ta thấy chưa chắc đã là thật, có thể đó là một vở diễn thì sao?
Nhìn chưa chắc đã tin được thì nghe có tin tưởng được không?
Sự thật là mộtkhái niệm trừu tượng mà khó có thể định nghĩa được và muốn biết được sự thật thì cần thời gian tìm hiểu,đôi khi phải trải nghiệm, đặt mình vào vị trí của người khác để xem xét rồi mới có thể có quyết định tốt nhất. Như vậy để biết được đâu mới là sự thật không phải chỉ cần tin vào những gì mình nghe, mình thấy mà phải có cái nhìn đa chiều để có thể tìm ra sự thật thực sự. mọi thứ thì luôn vận động và phát triển sau một thời gian sẽ có sự thay đổi nên kết quả trước đó không phải là sai nhưng không phải chính xác tuyệt đối.
Nhận xét
Đăng nhận xét